1598 lượt xem
Khi sử dụng máy chà nhám thùng chúng ta cần lưu ý một số vấn để để có thể sử dụng lâu dài, bền hơn. Nếu gặp vấn đề trục trặc nặng hơn về máy chà nhám thùng, hãy liên hệ ngay với công ty chúng tôi để nhận được sự tư vấn và dịch vụ sửa chữa tốt nhất.
*Tải trọng băng tải:
Đây là một thông số khá quan trọng và bắt buộc người dùng phải nắm để sử dụng máy hiệu quả, an toàn hơn. Tải trong băng tải chính là chỉ số để chúng ta dựa vào và xác định trọng lượng phôi gỗ cho phép được cuốn trên băng tải. Để phân biệt máy có sức tải nặng hay nhẹ thì chúng ta có thể dựa trên thông số motor của băng tải cũng như thông số motor của trục cuốn.
Khi đã biết được tải trọng của băng tải nhưng nếu vẫn cố tình cho các phôi gỗ có trọng lượng quá khổ lên máy để chà nhám thì thứ nhất, hiệu quả chà nhám sẽ không được như ý muốn, thứ 2, máy chà nhám sẽ rất nhanh bị hư hỏng. Do đó, để vừa đảm bảo hiệu suất, hiệu quả công việc, vừa đảm bảo độ an toàn thì tốt nhất nên tôn trọng tải trọng của băng tải.
* Số trục chà nhám thùng:
Trên thị trường hiện nay có 3 dòng máy nhám, mỗi dòng có số trục chà nhám khác nhau, gồm máy 1 trục, 2 trục và 3 trục. Với mỗi một trục như vậy, máy sẽ cho phép chúng ta bỏ vào một tờ nhám vòng để chà nhám.
Như vậy trong quá trình sử dụng, tùy theo số trục của máy mà chúng ta sẽ bỏ lượng và loại giấy nhám phù hợp cho từng loại máy và từng công đoạn chà nhám:
+ Nếu là máy chà nhám thùng chỉ có duy nhất 1 trục thì bước đầu tiên chúng ta sẽ chà bằng nhám thấp, sau đó lại tiếp tục thay nhám mới để chà cho tới khi đạt được độ nhẵn, phẳng như ý muốn.
+Nếu là máy chà nhám thùng có 2 trục thì ở bước đầu tiên chúng ta sẽ dùng tờ nhám phá P80 hoặc P100, sau đó ở các bước tiếp theo sẽ sử dụng các loại giấy nhám có độ cát lớn hơn để chà tinh.
+Nếu là máy chà nhám thùng có 3 trục thì với trục thứ nhất, chúng ta sẽ bỏ các tờ nhám P80 hoặc P100, trục thứ 2 dùng để bỏ tờ nhám có độ cát P150 hoặc P180. Trục thứ 3 dùng nhám chà tinh P240 hoặc P280 tùy theo ý người sử dụng.
Bước 1: cắm dây hơi và nâng trục nhám lên, sau đó nhấn công tắc khởi động chà và khởi động băng tải.
Bước 2: tiến hành chỉnh độ dày phôi ván. Nếu là máy thuộc đời cũ thì phải chỉnh bằng thước cơ, còn các loại máy hiện đại thì có thể điều chỉnh bằng thước điện tử bằng cách nhập thông số độ dày phôi ván vào máy.
Bước 3: Đặt phôi gỗ lên băng tải để chà
Lưu ý an toàn:
Đeo mặt nạ khi sử dụng máy
Khi thay giấy nhám mới thì phải tắt nguồn điện
Sau khi hoàn tất công việc phải vệ sinh máy, ống hút bụi sạch sẽ để tránh trạng cháy nổ, tránh để máy nơi gần lửa.
Không được nhồi nhét gỗ, rút gỗ về khi máy đang hoạt động. Khi xảy ra tình trạng gỗ bị kẹt thì ngay lập tức tắt hệ thống băng truyền và giấy nhám.
Tuyệt đối không sử dụng máy chà nhám thùng chà bất kỳ vật liệu nào khác ngoài gỗ.
Trên đây là một số lỗi thường gặp và các lưu ý sử dụng đối với máy chà nhám thùng. Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật và sữa chữa máy chế biến gỗ vui lòng liên hệ:
Bình luận trên Facebook