MÁY CƯA LỌNG – MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH SỬA CHỮA KHẮC PHỤC MÁY CƯA LỌNG

Nhờ sở hữu nhiều tính năng nổi bật như khả năng làm việc hiệu quả, tuổi thọ máy được đề cao để giúp nâng cao hiệu quả công việc vì vậy Máy cưa lọng là dòng máy ngày càng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng. Nó là dòng máy khó căn chỉnh nhất đối với những người mới sử dụng, mới tập tễnh bước vào nghành chế biến gỗ. Những hiện tượng như đứt lưỡi, lưỡi cưa bị lệch khi xẻ gỗ, mạch cắt vặn vẹo….. rất dễ xảy ra nếu bạn dùng không đúng cách. Cách khắc phục nằm ở các vị trí : Lực căng,bánh đà, vòng bi tì và đỡ lưỡi, gốc vuông thanh dưỡng và bàn. Đây là kinh nghiệm mình đúc kết được sau nhiều năm sử dụng thiết bị này Vậy để giúp bạn hạn chế những lỗi hay mắc phải, khắc phục chúng sao cho hiệu quả nhất, bạn không nên bỏ lỡ bài viết này.

Lực căng lưỡi cưa

Ở các dòng cưa vòng đắt tiền nhà sản xuất hay thiết kế một kim chỉ lực căng đối với từng loại lưỡi khác nhau. Đối với các dòng cưa lọng dù là máy cưa lọng xịn như máy cưa lọng cầm tay Bosch, Makita… đều được nhà sản xuất thiết kế một kim chỉ lực căng đối với từng loại lưỡi khác nhau hay gặp kích thước phổ biến từ 1/4 đến 3/4 inch.

Các chuyên gia cũng như nhà sản xuất ngoài ra còn sử dụng các đồng hồ đo lực căng. Sau 1 thời gian sử dụng kim chỉ lực sẽ bị sai số. Tuy nhiên ở kinh nghiệm thực tế cũng như không phải lúc nào chúng ta cũng có những trang thiết bị kể trên thì cách đơn giản nhất và rất hiệu quả mà tôi hay xài là  bóp lưỡi cưa để tính toán phần này. Nếu như bạn căn chỉnh chuẩn khi bóp độ lệch của lưỡi so với ban đầu vào khoảng 7mm là được.Đây là những gì chúng tôi thường làm và rất hiệu quả, nó cũng là một phần tác nhân không nhỏ dẫn đến tình trang lưỡi bị lệch khi xẻ gỗ.

Căn chỉnh bánh đà

Trong quá trình sử dụng máy cưa điện cầm tay, việc bánh đã lệch là điều không thể tránh khỏi, đó cũng chính là nguyên nhân gay ra các lỗi đã nêu đứt lưỡi, khi xẻ gỗ lưỡi bị lệch, mạch cắt vặn vẹo…điều cần làm lúc này để khắc phục là để 2 bánh đà trên dưới luôn luôn nằm trên cùng một mặt phẳng. Rất đơn giản, bạn hãy nhìn phía sau mọi chiếc cưa lọng vòng luôn có một núm văn để chúng ta có thể căn chỉnh được độ nghiêng của bánh đà.

Bạn nên dùng quả rọi ngắm hoặc thước kẹp điện tử và ngắm bằng mắt thường sau đó vặn núm phía sau khi nào bánh đà có cùng góc nghiêng với bánh đà phía dưới.

Vị trí lưỡi trên bánh đà

Bạn nhớ rằng luôn luôn phải để lưỡi ở giữa bánh đà. Với các loại cưa có các khổ lưỡi quá khổ thì vẫn cố gắng làm sao để lưỡi luôn ôm bánh đà đều từ cả phía bên trong và ngoài, điều này đảm bảo được hành trình lưỡi luôn ổn định trong quá trình bạn làm việc.

Điều chỉnh vòng bi tỳ và đỡ lưỡi

Bạn biết rằng việc căn chỉnh vòng bi tỳ không đúng sẽ gây ra tình trạng lưỡi bị vặn khi xẻ khiến mạch căt không chính xác và bản thân lưỡi cưa mau nóng. Mọi chiếc cưa lọng dù là máy cưa Bosch hay Total… trên dưới đều được bố trí vòng bi tì hoặc một miếng tì lưỡi 2 bên và phía sau lưỡi. Vậy nên trước khi vận hành bạn phải căn chỉnh khoảng cách giữa chúng và lưỡi sao cho hợp lý. Nguyên tắc là 2 vòng bi áp 2 bên trái phải của lưỡi phải căn chỉnh sao cho khoảng cách cử nó với lưỡi cưa cách nhau một khoảng theo độ mỏng của tờ giấy báo, hoặc tờ  tiền.. Vòng bi ngay phía sau lưỡi bạn nên để cách lưỡi gần 2mm. Làm tương tự như vậy với phần phía dưới. Như vậy bạn đã khắc phục được 1 phần của sự cố trên.

Căn chỉnh vuông góc

Trong phần lớn thời gian sử dụng với cưa lọng vòng, rất ít khi bạn dùng đến chức năng cắt nghiêng góc giống như cưa bàn. Vì vậy việc căn chỉnh vuông góc giữa lưỡi và mặt bàn là điều rất cần thiết để các bạn có thể đảm bảo được mạch xẻ chính xác nhất.

Trên đây là một số lỗi cơ bản hay gặp của dòng máy cưa lọng và cách khắc phục chúng mà mình vừa giới thiệu cho các bạn. Để lựa chọn được chiếc cưa lọng ưng ý hay các dòng máy cưa thông thường của các thương hiệu nổi tiếng như máy cưa cầm tay Bosch, Makita… hay khi bạn cần sữa chữa máy cưa lọng hay tất cả các dòng máy chế biến gỗ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Bình luận trên Facebook